Hỏi đáp về sơn – Phần 1

Câu 1. Độ phủ là gì? cách xác định lượng sơn và lượng bả cần dùng.

Trả lời: Độ phủ là số mét vuông mà 1 lít hoặc1 kg sơn (hoặc bả) có thể che phủ được. Cách xác định lượng sơn (hoặc bả) cần dùng:

  • Phải xác định chính xác diện tích bề mặt cần sơn (hoặc bả)
  • Tra độ phủ của loại sản phẩm cần sơn (hoặc bả) theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Từ đó tính lượng sơn (hoặc bả) cần sử dụng

Câu 2: Bột bả tường là gì?

Trả lời: Bột bả tường là một loại vật liệu xây dựng, có thể sử dụng ngay sau khi trộn với nước.

Bột bả tường được sử dụng với mục đích xử lý bề mặt nhằm mục đích:

+ Tạo bề mặt nhẵn mịn, tăng tính thẩm mỹ khi hoàn thiện

+ Tăng độ bám dính kết cấu

Các thành phần cơ bản của bột bả tường:

+ Chất kết dính

+ Chất độn

+ Phụ gia

Chất kết dính:

      Gồm 2 loại:

Chất kết dính dạng khoáng

+ Cement

+ Gypsum

Chất kết dính Polymer

Chất độn

Chất độn được sử dụng dể tăng cường một số hoạt tính, tăng độ vững chắc, khả năng thi công, chống chảy.

+ Tăng thể tích

Các loại bột độn thường hay được sử dụng: Carbonate Calcium(CaCO3)

Phụ gia

Là loại nguyên liệu chiếm 1 phần rất nhỏ trong thành phần sản phẩm nhưng đóng vai trò rất quan trọng tạo cho sản phẩm 1 số tính chất cần thiết:

+ Giữ nước cho thời gian ninh kết.

+ Giúp thi công dễ dàng.

+ Chống nứt.

+ Tăng khả năng sử dụng (dễ khuấy trộn với nước).

+ Cải thiện tính đóng rắn và thời gian đóng rắn…

Câu 3: Các bước xử lý bề mặt tường trước khi thi công bột bả tường?

Trả lời: Việc sử lý bề mặt sẽ tuỳ thuộc vào loại bề mặt:

Bề mặt mới

  • Bề mặt tường phải đảm bảo quá trình đông cứng, để tối thiểu 7 ngày mới bả bột.
  • Bề mặt phải được làm sạch trước khi bả: loại bỏ các vữa thừa trên bề mặt, các chất bụi bẩn hay các tạp chất cũng đều phải được loại bỏ.

Phải bảo đảm trên bề mặt không bẩn, không bị phấn hoá hay dính các tạp chất khác.

Bề mặt cũ

Bề mặt quét vôi

  • Dùng bàn chải sắt và bàn sủi chà sạch lớp vôi trên bề mặt.
  • Dùng nước hay chổi làm sạch bề mặt còn bám bụi sau khi chà.
  • Nếu bề mặt bị nấm mốc thì dùng dung dịch chống mốc để quét lên bề mặt.

Bề mặt đã sơn

  • Nếu bề mặt vẫn còn tốt không bị bong tróc, không bị mềm thì chỉ cần làm sạch bề mặt rồi sơn lại
  • Nếu bề mặt bột bị bong tróc, bị bở, bị mềm thì phải dùng bàn sủi để cạo toàn bộ lớp bột cũ.

Tiến hành làm sạch bề mặt sau khi đã cạo sạch; nên  rửa bằng nước sạch.

Câu 4: Tại sao phải phân biệt bột bả tường trong nhà/ngoài trời? Cách phân biệt bột bả tường trong nhà và ngoài trời?

Trả lời: Tác động của thời tiết và khí hậu của nội thất và ngoại thất khác nhau. Bột bả tường  ngoài trời chịu ảnh hưởng trực tiếp của nhiệt độ, độ ẩm (thay đổi với biên độ rất lớn). Ngoài ra nó còn phải chịu ảnh hưởng trực tiếp  tác động của ánh nắng mặt trời (lớp sơn nước phủ ngoài không đủ khả năng ngăn hoàn toàn tia cực tím) bột bả tường ngoài trời còn phải chịu tác động của ngoại lực (áp lực của hạt mưa) và nếu lớp sơn phủ không chống thấm thì bột bả tường ngoài trời còn bị ngậm nước khi trời có mưa. Các ảnh hưởng trên đối với bột bả tường trong nhà ít hơn nhiều. Tuy nhiên bột bả tường trong nhà có nguy cơ chịu độ ẩm cao khi độ ẩm không khí quá cao. Vì những điều trên, nhà sản xuất phải thiết kế 2 loại sản phẩm bột bả tường ngoại thất và bột bả tường nội thất.

Để phân bịêt bột bả trong nhà hay ngoài trời, ta cần đọc kỹ trên bao bì mà nhà sản xuất quy định.

Câu 5: Cách trộn bột bả tường?

Trả lời: Cách trộn bột bả tường:

-Tỷ lệ trộn bột/nước = 3 hoặc 3.5 (theo khối lượng) tức là cần 14-16 kg(lít) nước sạch cho 1 bao bột 40kg.

-Đổ từ từ bột vào nước để tránh vón cục

-Dùng máy trộn cầm tay hoặc cây khuấy trộn cho thật đều thành hỗn hợp bột nhão đồng nhất.

-Để hỗn hợp trong khoảng 7-10 phút cho các hoá chất trong bột phát huy tác dụng. Sau đó khuấy trộn lại một lần nữa rồi mới tiến hành thi công.