Hỏi đáp về sơn – Phần 2

Câu 6: Dùng nước bị nhiễm phèn để trộn bột bả tường có được không?

Trả lời: Nếu nước bị nhiễm phèn nhẹ, có thể dùng pha bột để thi công. Trường hợp nước bị nhiễm phèn nặng thì không thể sử dụng được.

Câu 7: Thời gian sống (thời gian thi công) của bột bả tường là bao nhiêu lâu?

Trả lời: Thời gian sản phẩm bắt đầu đông kết là từ 2 đến 3 giờ, vì thế cần tính toán lượng bột trộn có thể bả trong khoảng thời gian này.

Câu 8: Có nên trộn thêm xi măng vào bột bả tường không ?

Trả lời: Không nên trộn thêm ximăng vào vì đối với mỗi sản phẩm nhà sản xuất đã nghiên cứu, tính toán các thành phần để sản phẩm có chất lượng theo yêu cầu. Nếu trộn thêm xi măng vào dễ gây hiện tượng chai cứng bề mặt và bề mặt bị nứt.

Câu 9: Bột bả có thể bị ố vàng hay không?

Trả lời: Sau khi bả bột không bị ố. Nếu bột bị ố vàng thì cần phải kiểm tra bề mặt thật kỹ vì tường ẩm do bị thấm mới làm ố. Nếu bề mặt chỉ bị ố không bị mềm hay bong tróc thì có thể sử dụng sơn chống ố lăn lên trước khi sơn phủ.

Câu 10: Tại sao không nên bả bột bả tường lên bề mặt quá ẩm hay quá khô?

Trả lời: Nếu bề mặt quá ẩm thì khi thi công bột bả tường sẽ rất lâu khô, có khi không đông kết được, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và tuổi thọ của sản phẩm.

Nếu bề mặt khô quá thì khi thi công bột bả tường sẽ bị mất nước nhanh, không còn nước cho quá trình ninh kết, khiến bột bả tường không kết dính được và có thể trở lại trạng thái bột rời.